Margin GOLD Trading Có hay không “vàng ảo”?

Margin GOLD Trading Có hay không “vàng ảo”?

Margin GOLD Trading Có hay không “vàng ảo”?

Hoạt động kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài đã bị ngừng từ tháng 7/2010. Khái niệm “vàng ảo” chưa phản ánh đúng bản chất vấn đề và gây ra nhiều ngộ nhận không cần thiết.

Từ khi Việt Nam xuất hiện hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài (2006) và kinh doanh vàng tại các trung tâm giao dịch vàng hay còn gọi là sàn vàng (2007), một số phương tiện truyền thông trong nước thường đề cập đến khái niệm “vàng ảo”.

Tuy nhiên, theo người viết, khái niệm “vàng ảo” chưa phản ánh đúng bản chất vấn đề và gây ra nhiều ngộ nhận không cần thiết đối với các nhà đầu tư, nhà phân tích, nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách.
Nhiều bài viết về thị trường vàng có vẻ thích dùng từ “vàng ảo” (viết nháy trong ngoặc kép). Tuy nhiên, nội dung bài viết thường chỉ mô tả được một vài khía cạnh đơn lẻ trong quy trình kỹ thuật sản phẩm và thiếu góc nhìn toàn cục của hoạt động kinh doanh vàng, rồi đi đến kết luận bằng vài chữ đại loại “như thế là ảo”, hoặc “đó là vàng ảo”. Nói cách khác, một khái niệm mới được nêu ra, nhưng thiếu định nghĩa thấu đáo để có thể thảo luận. 
Cái gọi là “vàng ảo” mà một số bài viết nêu lên thường muốn gắn kết với vàng trên tài khoản. Ngoài ra, còn có một số tình huống ngộ nhận khác cũng bị quy kết là “ảo”. Người viết kỳ vọng, việc phân tích cụ thể ba trường hợp dưới đây – xuất phát từ kinh nghiệm và cơ sở lý luận thực tiễn – sẽ giúp phản ánh đúng bản chất vấn đề của thị trường vàng dưới góc nhìn đa chiều và logic, qua đó chứng minh khái niệm “vàng ảo” là không có cơ sở.

Trường hợp 1: Vàng trên tài khoản không phải là vàng ảo 

Có lẽ do quá quen với cảnh mua bán vàng miếng ở Việt Nam (một cách thức giao dịch lâu đời, nhưng ẩn chứa nhiều bất tiện và rủi ro), nên người ta dễ có khuynh hướng xem vàng không tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình là “vàng ảo”. Lập luận này thiếu căn cứ do không dựa trên nền tảng về chuẩn mực hạch toán kế toán.
Lấy ví dụ về một doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là “Bên A”) xuất khẩu 100 kg vàng vật chất cho người mua ở Thụy Sĩ (gọi tắt là “Bên B”). Sau khi nhận hàng và khấu trừ mọi chi phí phát sinh, Bên B sẽ ghi có số dư vàng vào tài khoản vàng (metal account) của Bên A mở trên sổ sách kế toán của Bên B.
Chi phí phát sinh do Bên A chịu bao gồm: (i) phí tinh luyện nếu lô hàng có hàm lượng dưới 99,99% (refining cost), (ii) phí giám định (assaying cost), và (iii) phí nghiệp vụ (handling cost). Để đơn giản hóa ví dụ, giả định tổng chi phí của lô hàng là 1 kg vàng.
Vậy, số lượng 100 kg vàng vật chất sẽ được chuyển hóa hình thái thành số dư 99 kg vàng tài khoản. Thị trường tài chính quốc tế gọi vàng tài khoản là “loco London gold” (loco: viết tắt của chữ location, nghĩa là địa điểm), tức vàng tinh chất 99,99% đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể giao dịch tự do tại thị trường London (Anh).
Từ hình thái ban đầu là vàng vật chất có tính năng như hàng hóa (commodity) ẩn chứa nhiều chi phí và rủi ro trong giao dịch (như kiểm đếm, lưu kho, vận chuyển, bảo hiểm, an ninh, thất lạc, mất mát, nhân công…), nay vàng tài khoản trở thành một công cụ có tính thanh khoản cao (liquidity) với đầy đủ tính năng như tiền tệ (currency), có thể dễ dàng thực hiện nhiều nghiệp vụ như: (i) chuyển khoản vàng (gold transfer), (ii) gửi vàng (gold deposit), (iii) ký quỹ (gold margin), (iv) cho vay (gold lending), (v) thế chấp (gold collateral), và (vi) mua bán (gold trading)…
Trở lại ví dụ trên, sau khi Bên B báo có số dư vàng cho Bên A, lúc này số dư vàng hạch toán trên tài khoản cũng hoàn toàn tương tự như số dư tiền gửi hạch toán trên tài khoản. Nói cách khác, Bên A là chủ sở hữu số dư vàng, còn Bên B là người đang nợ số dư vàng đó.

Hệ thống giao dịch là gì?

Hệ thống giao dịch là gì?

1 / Hệ thống giao dịch là gì?

Một hệ thống giao dịch là tập hợp các quy tắc xác định xu hướng, xác định điểm vào, điểm ra của mỗi giao dịch và cách quản lý vốn của riêng Bạn

Không có chiếc chén thánh nào đảm bảo sự chắc thắng 100%. Một hệ thống giao dịch tốt là hệ thống phù hợp với tính cách cá nhân, vốn của riêng bạn.

Tâm lý giao dịch là gì?

Tâm lý giao dịch là gì?

Tâm lý giao dịch là gì?

- Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thế giới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi hoạt động của con người.

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là cách bạn nhìn vào thị trường bằng việc phân tích sức mạnh kinh tế tài chính, xã hội và chính trị, có ảnh hưởng đến việc cung cầu của một tài sản. Nó giống như bài học về cung cấp và nhu cầu để xác định giá cả trong kinh tế. 
 
Sử dụng sự cung cầu như một chỉ dẫn mà giá cả đạt đến thì dễ nhưng điều khó là việc phân tích các yếu tốt ảnh hưởng đến việc cung cấp và nhu cầu. Nói cách khác, bạn phải tìm các yếu tố khác nhau để xác định nền kinh tế. Bạn phải hiểu lý do tại sao và như thế nào các sự kiện như gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, và cuối cùng mức độ như cầu đối với đồng tiền đó. 
 
Ý tưởng đằng sau của dạng phân tích này là nếu triển vọng kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia là tốt, thì đồng tiền của họ sẽ vững chắc. Một nền kinh tế tốt hơn có thể xét đến việc có nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài và nhà đầu tư ở nước đó. Điều này tăng cường việc cần thiết mua tiền tệ của họ. 

Ví dụ, đồng dollar Mỹ được tăng cường sức mạnh bởi nền kinh tế Mỹ phục hồi. Một khi kinh tế tốt hơn, tỷ lệ lãi suất có thể sẽ tăng để kiểm soát sự tăng trưởng và lạm phát. 
 
Lãi suất cao hơn làm cho tài sản tài chính bằng đồng dollar Mỹ hấp dẫn hơn và kết quả là giá trị đồng dollar sẽ tăng thêm. 
 
 Tóm lại: phân tích cơ bản là các phân tích tiền tệ thông qua điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế quốc gia đó. 

Ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương có thể là một trong những nguồn biến động nhất cho giao dịch cơ bản. Danh sách các hành động họ có thể thực hiện là rất lớn; họ có thể tăng lãi suất, hạ thấp chúng (thậm chí vào lãnh thổ tiêu cực), giữ nguyên, cho thấy lập trường của họ sẽ sớm thay đổi, đưa ra các chính sách phi truyền thống, can thiệp cho chính họ hoặc người khác hoặc thậm chí đánh giá lại tiền tệ của họ. Phân tích cơ bản của các ngân hàng trung ương thường là một quá trình ngậm ngùi thông qua các tuyên bố và bài phát biểu của các ngân hàng trung ương cùng với nỗ lực suy nghĩ như họ để dự đoán động thái tiếp theo của họ.

Phân kỳ và cách giao dịch

Phân kỳ và cách giao dịch

PHÂN KỲ

Những tín hiệu của phân kỳ cho bạn biết rằng có một sự thay đổi  sắp xảy ra của giá: tiếp tục theo xu hướng hiện tại hay đảo chiều. Giá cả(price) và động lượng (momentum) thường di chuyển cùng hướng với nhau, cần lưu ý ở giao dịch phân kỳ là: Những điểm cao cao hơn và những điểm thấp thấp hơn.

Hãy nghĩ về những “đỉnh cao hơn” và những “đáy thấp hơn”

Nếu giá đang tạo ra các đỉnh cao hơn, các đường chỉ dẫn cần tạo ra các đỉnh cao hơn.

Nếu giá đang tạo ra các đáy thấp hơn, đường chỉ dẫn cần tạo ra các đáy thấp hơn.

Nếu giá và đường chỉ dẫn không đi cùng nhau, điều đó có nghĩa giá và đường chỉ dẫn đang “chia tay”, đó là lý do vì sao chúng ta gọi là “phân kỳ”.

Có 2 dạng phân kỳ :

Phân kỳ bình thường

Phân kỳ ẩn

CÁCH GIAO DỊCH PHÂN KỲ

Bạn đã học xong thế nào là Phân kỳ và các loại phân kỳ. Bây giờ là lúc bạn học xem cách sử dụng phân kỳ như thế nào.

Ở đây chúng tôi sẽ cho bạn thấy một số ví dụ khi có sự khác nhau giữa biến động giá và dao động.

Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào sự phân kỳ bình thường. Dưới đây là một biểu đồ hàng ngày của USD / CHF.

 

 Từ đường xu hướng xuống, chúng ta có thể nhìn thấy USD / CHF đã giảm liên tục trong nhiều phiên. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm giá sắp đến hồi kết thúc.

Mô hình giá harmonic

Mô hình giá harmonic

Bây giờ bạn đã có kiến thức về các mô hình biểu đồ cơ bản, đây là lúc chúng ta tiếp tục nâng cấp một vài công cụ cao cấp hơn cho kho vũ khí giao dịch của bạn. 
 
Trong bài học này, chúng ta sẽ nhìn vào các mô hình giá harmonic. Những kỹ thuật này hơi khó nắm bắt một chút nhưng một khi bạn đã nhận ra được cách tổ chức, nó có thể mang đến những lợi nhuận rất tuyệt! 
 
Ý tưởng của những mô hình này là giúp bạn nhận biết được khả năng thoái lui của xu hướng hiện tại. Trong thực tế, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ khác mà ta đã nghiên cứu, là Fibonacci thoái lui và mở rộng. 
 
Kết hợp các cộng cụ hữu ích này để nhận biết được mô hình harmoni, chúng ta sẽ có thể phân biệt các khu vực tiềm năng đối với sự mở rộng của xu hướng tổng thể. 
 
Trong những bài học tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về các mô hình giá Harmonic sau: 

Mô hình ABCD

Mô hình Three – Drive

Mô hình Gartley

Mô hình Cua

Mô hình Dơi

Mô hình Bướm 
 
Thật nhiều thứ phải tìm hiểu phải không? 
 
Nhưng đừng lo lắng, một khi bạn biết được ý nghĩa của chúng, nó sẽ dễ dàng như đếm 1 2 3 vậy. chúng ta sẽ bắt đầu với mô hình cơ bản là ABCD và Three-drive trước khi di chuyển tiếp đến Gartley và các mô hình động vật. 
 
 
3 BƯỚC TRONG GIAO DỊCH MÔ HÌNH GIÁ HARMONIC

Như bạn có thể đoán ra, lợi nhuận trong giao dịch mô hình giá Harmonic phụ thuộc vào việc bạn có thể xác định được mô hình hoàn hảo và mua hoặc bán khi nó hoàn thành. 

Khái niệm nến nhật(candlesticks)

Khái niệm nến nhật(candlesticks)

Nến nhật(candlesticks):

Vào những năm 1600, người Nhật đã phát minh một phương pháp phân tích kỹ thuật để phân tích giá cả của những hợp đồng mua bán gạo. Kỹ thuật này được gọi là Candlestick (Biểu đồ nến, hay còn gọi là Mô Hình Nến Nhật Bản).

Đặc điểm: 

  • Nến nhật thể hiện đầy đủ các mức giá trong một phiên: giá cao nhất, thấp nhất, mở cửa, đóng cửa, 
  • Gồm 3 bộ phận: bóng dưới, bóng trên và thân nến.

 

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Rủi ro trong giao dịch là gì?

1/ Rủi ro trong giao dịch là gì?

 Rủi ro là một kết quả không tốt, thua lỗ trong thị trường tài chính bao gồm:

  •      Mất tiền
  •      Hoạt động giao dịch kém hiệu quả, không đạt được mục tiêu đầu tư.
  •      Bị stress, suy sụp tinh thần…

* Quản lý rủi ro là việc kiểm soát, đưa ra các quy tắc, để giảm thiểu các rủi ro trên. 

Lý thuyết Dow ( Dow Theory)

Lý thuyết Dow ( Dow Theory)

​      Lý thuyết Dow được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật, Charles Dow đã phát triển Lý thuyết Dow từ             những phân tích hành vi của thị trường vào cuối thế kỷ 19.

     Ông cho rằng dao động thị trường sẽ tạo thành các xu thế giá. Ông phân chia xu thế giá thành xu thế giá cấp 1             (chính) và xu thế giá cấp 2 (phụ).

     Sau khi Dow mất, Wiliiam P Hamilton đã tiếp tục nghiên cứu lý thuyết này và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow          như  ngày nay.

 

 

Hai xu thế giá chính của Dow

- Xu thế giá cấp 1: Thể hiện xu hướng giá chính của thị trường và có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.

- Xu thế giá cấp 2: Là những đợt điều chỉnh có tác động làm gián đoạn xu thế giá cấp 1.

  • Trong thị trường giá tăng, chúng được xem là những đợt suy giảm tạm thời (điều chỉnh).
  • Trong thị trường giá giảm, chúng được xem là những hồi phục trung gian (tăng giá tạm thời).

 

​- Xu thế nhỏ : là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, thường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể./.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là gì?

1. Phân tích kỹ thuật (PTKT) là gì?

   - PTKT là việc nghiên cứu hành vi của thị trường chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai.

   - Charles H Dow được xem là cha đẻ của PTKT. Năm 1884, ông đã đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ.

 

2. Những giả định cơ sở của PTKT:

    - Biến động thị trường phản ánh tất cả: Các nhà PTKT cho rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá đều được phản ánh trong giá.

    - Giá vận động theo xu thế: Cho rằng một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều.

    - Lịch sử sẽ lặp lại chính nó: Cho rằng xu thế giá trong tương lai chính là sự lặp lại của quá khứ.

3. Lý thuyết Dow (Dow theory)

   - Đây được xem là nền tảng của PTKT.

   -  Charles Dow đã phát triển Lý thuyết Dow từ những phân tích hành vi của thị trường vào cuối thế kỷ 19.

   - Ông cho rằng dao động thị trường sẽ tạo thành các xu thế giá. Ông phân chia xu thế giá thành xu thế giá cấp 1 (chính) và xu thế giá cấp 2 (phụ).

    - Sau khi Dow mất, Wiliiam P Hamilton đã tiếp tục nghiên cứu lý thuyết này và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.

Tỷ giá ngoại tệ là gì?

Tỷ giá ngoại tệ là gì?

1/ Tỷ giá ngoại tệ- exchange rate là gì? 

- Tỷ giá thể hiện giá trị của một đồng tiền này so với một đồng tiền khác, hay nói cách khác một đồng tiền này được định giá bao nhiêu so với một đồng tiền khác, đây là sự phản chiếu sức khỏe của một nền kinh tế khi so sánh với một nền kinh tế.

Vd: EUR/USD = 1.3640  Có nghĩa 1 đồng EUR được định giá bằng bao nhiêu đồng tiền USD hay 1EUR = 1.3640 USD

- Tỷ giá của các cặp ngoại tệ trên là thị trường forex được các ngân hàng lớn nhất trên thế giới ấn định, bao gồm các siêu ngân hàng như UBS, Barclays Capital, Deutsche Bank và Citigroup.

- Có 2 loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay( Spot forex) và tỷ giá kỳ hạn( Forward)

+ Tỷ giá giao ngay( spot forex): là tỷ giá hiện hành được đưa ra tại thời điểm giao dịch, giao dịch trên thị trường forex là áp dụng tỷ giá giao ngay (spot forex).

+ Tỷ giá kỳ hạn (forward): cho thấy giá trị của một đồng tiền trong một khoảng thời gian tương lai, kỳ hạn tiêu chuẩn là 1, 3, 6 và 12 tháng.

Forex là gì?

Forex là gì?

- Forex = Foreign - Exchange hay Spot Forex, là thị trường trao đổi tiền tệ liên ngân hàng được thành lập năm 1971 khi Tổng Thống Mỹ Richard NiXon  ký quyết định bãi bỏ chế độ Bretton Woods chuyển từ tỉ giá hối đoái cố định sang tỉ giá hối đoái thả nổi, lúc này việc trao đổi tiền tệ giữa các nước được thực hiện theo quy luật Cung - Cầu của thị trường.

  • Tỷ giá cố định: là tỷ giá do NHTW công bố, nó được cố định trong một biên độ dao động nhất định.
  • Tỷ giá thả nổi: là tỷ giá được hình thành theo quan hệ Cung – Cầu của thị trường, NHTW không thể can thiệp được.

- Thị trường Forex có khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ với nhau, bao gồm chính phủ và ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, tập đoàn thương mại, nhà tài phiệt và cá nhân nhỏ lẻ. Số vốn ký quỹ mở tài khoản giao dịch từ 10 triệu – 50 triệu usd trở lên. Mục đích hơn 80% là kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỉ giá giữa các cặp ngoại tệ, phần còn lại nhằm bảo hộ rủi ro cho nguồn vốn.

Gold

Gold

Gold là một kim loại quý hiếm có màu vàng và được biểu tượng hóa bằng ký hiệu hóa học "Au" trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Nó có tính ổn định, chống ăn mòn, và là một trong những kim loại quý được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Gold được sử dụng trong nhiều mục đích, bao gồm trang sức, tiền và tiền xu, ứng dụng công nghệ và công nghiệp....